Thứ Năm, 12 tháng 7, 2018

Phòng trong nhà yến có kích thước như thế nào là chuẩn?

Những năm gần đây, Việt Nam chúng ta đang gầm rộ lên nghề nuôi chim yến. Chúng ta có thể nhận thấy đây đang là nghề khá hot và mang lại thu nhập khá cao cho những nhà đầu tư vào nghề nuôi yến. Nhưng liệu nghề này dễ hay khó, chúng ta cũng không thể có câu trả lời rõ ràng được, vì nghề nào cũng có cái khó và cái dễ riêng của từng nghề. 

Phòng trong nhà yến có kích thước như thế nào là chuẩn?

Hiện nay, nghề nuôi chim yến đang là một nghành nghề đang trên đà phát triển và được nhà nước chú trọng phát triển. Bước đầu tiên và cũng là quan trọng nhất trong nghề nuôi chim yến là phải nắm rõ các kỹ thuật trong việc xây dựng nhà nuôi yến. Nếu xây dựng nhà nuôi yến không đạt chuẩn ngay từ đầu thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn và khó đạt hiệu quả cao trong việc nuôi chim sau này.

Kích thước phòng lượn

– Kích thước tối thiểu: 4m x 4m
– Tránh bất kỳ cột trụ hay vật cản trở nào bên trong phòng.
– Nếu kích thước tốt hơn thì phòng bay dạo sẽ tốt hơn. Ánh sáng phải được kiểm soát một cách chính xác để thu hút chim yến làm tổ.

Kích thước phòng làm tổ

– Kích thước phòng tối thiểu 4m x 4m.
– Tránh bất kỳ cột trụ hay vật cản nào bên trong để đường bay của chim không bị xáo trộn.
– Nếu kích thước là bội số của 4m x 4m, tốt hơn nên sử dụng hệ thống phân chia phòng.
– Nếu kích thước nhỏ hơn 4m x 4m, các lỗ thông phòng phải được tính toán một cách chính xác.

Kích thước hệ thống nhà mở

– Kích thước lớn hơn 4m x 4m, lý tưởng nhất là bội số của 4m x 4m.
– Tốt hơn nên sử dụng những phân chia chính bên trong phòng để ngăn ánh sáng, gió và để tránh những phần chính của căn phòng không được sở hữu bởi chim yến.
– Tránh bất kỳ vật cản hay cột trụ nào để đường bay của chim được trống.
Trên đây là các tiêu chuẩn kích thước lý tưởng của các phòng trong nhà nuôi yến. Hy vọng đã cung cấp được các thông tin hữu ích cho mọi người, cũng như góp 1 phần công sức trong việc phát triển ngành nghề nuôi chim yến

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét