Ảnh hưởng của nhiệt độ
Ở Việt
Nam, chúng ta có 2 vùng khí hậu. Miền Bắc có mùa đông lạnh và ẩm, điều kiện này
không thuận lợi cho chim yến sinh sống. Vào cuối mùa xuân và mùa hè sẽ có một
số chim bay về trú ở. Hiện nay, cũng có nhiều mô hình nuôi yến tại các tỉnh
miền Bắc và Bắc Trung Bộ, nhưng vào cuối năm 2016 và đầu 2017 có đợt lạnh kỷ
lục làm chim không kịp di cư đã chết hàng loạt trong nhà yến. Sau đợt lạnh qua
đi, chim không hiểu từ đâu hay di cư từ đâu lại tiếp tục quay về các nhà yến và
tiếp tục sống làm tổ? Đây cũng là câu hỏi khó làm đau đầu các chuyên gia nuôi
yến suốt thời gian này. Ở miền Nam chỉ có mùa mưa và mùa khô nên rất thuận lợi
cho chim sinh sống nên số lượng có nhiều. Những năm có nhiệt độ từ tháng 12 đến
tháng 1 xuống thấp hơn 18 độ C thì chim làm rất chậm làm tổ.
Ảnh hưởng của lượng mưa
Mưa là
điều kiện lý tưởng cho các loài thực vật sinh trưởng tốt, côn trùng sinh sống
phát triển, tăng lượng mồi cho chim ăn. Khi có nguồn thức ăn dồi dào, chim sớm
tích lũy năng lượng đầy đủ, thành thục sinh sản. Thức ăn là yếu tố đóng vai trò
quyết định đến thời điểm sinh sản sớm hay muộn và sản lượng yến sào Khánh Hòa.
Ảnh hưởng của gió
Tốc độ
gió ảnh hưởng đến việc làm tổ. Gió lớn chim phải bay nhiều và mạnh hơn để bắt
mồi, vì công trùng bị gió phân tán, chim dễ bị đói vì năng lượng sản sinh ra
không đủ bù đắp năng lượng mất đi. Gió từ cấp 6 trở lên làm chim ngưng làm tổ.
Trong khu vực chim ở bị gió bão mưa lớn, chim sẽ tự điều chỉnh thời điểm đi
kiếm mồi ăn như đi sớm hơn hay chờ lúc gió bão hay mưa suy yến và về nơi ở sớm
hơn khi thời tiết thuận lợi.
Ảnh hưởng của khí hậu
Trong
nơi ở của chim yến, nếu hàm lượng oxy chỉ có 14 – 15%, độ ẩm thấp dưới 60% thì
số chim sẽ ít đi, tổ sễ bị rộp chân và dễ bị rơi. Nếu hàm lượng oxy 19 – 20%,
số chim ở và làm tổ sẽ tăng nhiều hơn, độ ẩm cao trên 65% giúp yến sào Khánh
Hòa dính chắc chắn hơn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét