Về mặt sinh thái
Cũng
giống như việc chăn nuôi một số giống chim và động vật, nuôi yến không hề gây ô
nhiễm môi trường, mà ngược lại còn bảo vệ môi trường sinh thái. Phát triển việc
nuôi yến có thể khống chế dịch hại, đảm bảo an ninh lương thực vì thức ăn của
chim yến chủ yếu là các loài chân khớp, côn trùng nhỏ như rầy nâu, rầy xanh,
kiến cánh… Các loại công trùng gây bệnh vàng, đạo ôn, xoăn lá ở lúa gây thiệt
hại cho cây trồng, có hại cho sức khỏe con người và gia súc (muỗi truyền bệnh,
rận, rệp hút máu…)
Chính
vì vậy, việc nuôi yến đã vô hình chung phát triển một loài chim tiêu diệt những
loại rận, rệp làm hại cây trồng, khống chế được sâu bệnh và bảo vệ mùa màng.
Việc
phát triển nghề nuôi chim yến còn giúp cộng đồng nâng cao được nhận thức về bảo
tồn đa dạng sinh học, trồng rừng, giúp môi trường sinh thái xanh, sạch hơn.
Về mặt chính trị
Việt
Nam có ba mặt giáp biển với hơn 3.000 hòn đảo lớn nhỏ khác nhau và vùng nước
nông, vùng vịnh bao quanh tạo điều kiện rất thuận lợi cho nghề nuôi yến phát
triển. Hiện nay, tại các tỉnh ven biển như Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định… việc
di dân ra các hải đảo để khai thác yến sào Khánh Hòa phát triển kinh tế, đồng
thời đây cũng là cách nhằm khẳng định chủ quyền, bảo vệ biển đảo và toàn vẹn
lãnh thổ nước ta trước bọn xâm lược.
Với các
đảo nửa nổi nửa chìm, có thể tận dụng các vách đá, hoặc xây nhà nhân tạo kiểu
nhà nổi… Nguồn thức ăn cho chim yến tại các khu vực này cũng hoàn toàn nằm
trong khả năng kiểm soát của các chủ nhà yến, thậm chí tại các vùng đảo nhiều
sỏi đá, cằn cỗi, các chủ nhà vẫn hoàn toàn yên tâm có thể tạo ra lượng côn
trùng cần thiết để cung cấp cho chim yến mỗi ngày.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét