Nhà yến được thiết kế có hiệu quả
Với
việc thiết kế nhà nuôi Yến, chúng ta không cần phải bỏ ra số tiền đầu tư lớn
mới mang lại căn nhà chắc chắn, mà sự lựa chọn thông minh chính là tìm cách sao
cho chi phí đầu tư thấp nhưng mang lại hiệu quả tối đa, đó mới là xây dựng việc
nuôi chim yến bước đầu thành công.
Các
kiểu mẫu nhà nuôi yến hiện nay rất đa dạng như nhà ở cải tạo thành nhà yến, nhà
trệt, nhà cấp 4, nhà cao tầng, xây tường 20cm, tường 10cm, đổ bê tông vĩnh cữu,
lợp mái tôn chống nóng,… Tùy từng người có điều kiện kinh tế từng gia đình,
từng vùng miền, từng điều kiện khí hậu mà ta có thể xây dựng những nhà nuôi
chim yến khác nhau để phù hợp với túi tiền của mình và đảm bảo được đầy đủ các
yếu tố kỹ thuật như nhiệt độ , âm thanh, ánh sáng, độ ẩm…..
Đây là
điều kiện tiên quyết quyết định việc nuôi chim yến có thành công hay không, vì
vậy, nếu xây dựng một nhà nuôi yến trong nhà đúng kỹ thuật thì chắc chắn sẽ
thành công và ngược lại. Do đó trước khi bắt tay vào việc xây dựng bạn cần được
các chuyên gia tư vấn nuôi yến tư vấn 1 cách cụ thể, chi tiết dựa trên điều
kiện cụ thể của mình.
Biết rõ về tập tính của chim Yến
Vì sao
phải làm công việc này? Các chuyên gia tư vấn về cách nuôi Yến khuyên rằng, mỗi
loài chim có mỗi đặc tính khác nhau, nhưng đây là một loài chim khó tính. Mặc
dù bạn đã có sẵn một mô hình nuôi chim thành công, nhưng nếu bạn không tìm hiểu
liên tục về đặc tính của nó thay đổi theo từng mùa, cũng dẫn đến nhiều rủi ro
trong việc thu hút loài chim này về nhà Yến của bạn.
Ở nước
ta hiện nay có một số loài chim Yến khác nhau tiêu biểu như: Yến cỏ Việt Nam
(có sải cánh to 14-16cm), Yến cỏ cây dừa (Đuôi nhọn sẻ đôi, thường đậu cây
dừa), hay Yến hàng và Yến tổ trắng,….mỗi loài có mỗi đặc tính khác nhau như Yến
tổ trắng thường khởi động trước khi kiếm ăn vào buổi sáng, thích chỗ tối, thích
độ ẩm cao, thích chơi đùa với nước,….
Đây chỉ
là một vài nét tiêu biểu của một vài loài chim Yến, nên nhiệm vụ của bạn bây
giờ là phải tìm hiểu hết nhiều đặc tính của nhiều loài chim yến càng tốt, ghi
chép lại và tìm ra cho mình một phương pháp hữu hiệu để kết hợp chúng lại hiệu
quả trong một nhà yến.
Môi trường xung quanh nhà Yến phải luôn đảm bảo
Môi
trường xung quanh nhà nuôi chim yến nên theo tỷ lệ như sau: 50% cây bụi, đồng
lúa, 30% cây cao, và 20% mặt nước. Bởi tỷ lệ này sẽ giúp nhà Yến của bạn mang
một phong thái thiên nhiên và đúng với sở thích của nhiều loài chim Yến, giúp
thu hút chúng về ngôi nhà của bạn sinh sống.
Lỗ ra
vào của chim Yến quyết định khá lớn lượng chim Yến vào nhà, đó là những lỗ như
lỗ trên chuồng cu và lỗ ngang. Việc mở lỗ ra vào phải đúng hướng đây là điều
quyết định thành công của căn nhà nuôi chim Yến. Lỗ ra vào có thể lớn (80x40cm)
trong quá trình dụ chim ban đầu và thu nhỏ lại (50x20cm) sau khi chim vào nhà ở
và nên nhớ rằng nên làm ống chắn sáng tại lỗ.
Tường
nhà nuôi Yến có thể làm bằng gỗ, ván cách nhiệt hoặc là gạch lỗ xây 2 lớp. Trần
nhà có thể dùng ván gỗ, bê tông tổng hợp hoặc bê tông dùng đổ mê trong xây dựng
đều được cả. Về mái nhà nuôi Yến nên thiết kế một độ nghiêng thích hợp vì điều
kiện này có thể ảnh hưởng đến độ nóng của nhà nuôi. Bạn có thể dùng tôn, ngói,
bê tông để làm mái nhưng đừng nên đổ nước lên mái nhà vì như thế độ ẩm trong
nhà nuôi chim Yến sẽ không ổn định.
Nuôi
yến trong nhà là một nghề không chỉ đòi hỏi người nuôi yến phải có nghệ thuật
mà việc áp dụng những kỹ thuật công nghệ là hết sức cần thiết.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét