Thứ Năm, 12 tháng 7, 2018

Nhà yến nên chú ý khi xây dựng phần thô (P2)

Xây dựng phần thô là một trong những bước đầu hết sức quan trọng, có thể coi đây là nền móng đầu tiên tạo nên sự thành công của nhà nuôi chim yến sau này.Xây dựng phần thô phải đúng quy cách, kỹ thuật và phù hợp.

Nhà yến nên chú ý khi xây dựng phần thô (P2)

Yêu cầu về vật liệu xây dựng

Tùy vào kết cấu nhà yến mà sử dụng các loại vật liệu khác nhau cho phù hợp. Tính chất vật liệu xây dựng có thể thay đổi khi tiếp xúc nhiệt (co giãn, hấp thụ, giữ nhiệt và ngược lại). Do đó, khi xây dựng nhà yến phải lựa chọn vật liệu phù hợp với mỗi vùng và địa điểm cụ thể. Các yếu tố xây dựng phải được xem xét thiết kế cụ thể như:
– Kích thước phòng:
+ Phòng càng nhỏ bên trong càng nóng.
+ Phòng càng thấp bên trong nhiệt độ càng tăng.
+ Phòng rộng nhiệt độ bên trong mát hơn.
– Vật liệu vách:
+ Không dùng ván gỗ và tre do hấp nhiệt mạnh gây khó kiểm soát, kém bền và dễ xảy ra các trường hợp hỏa hoạn.
+ Vách bằng bê tông là tốt nhất, kể cả vách ngăn để kiểm soát nhiệt độ. Bê tông dày sẽ làm cho nhiệt độ bên trong tốt hơn, bê tông mỏng làm bên trong nóng hơn.
– Mái nhà: Mái nhà bằng ngói thì nhiệt độ bên trong mát hơn, mái bằng kim loại bên trong nóng hơn. Mái cần lợp cách âm, cách nhiệt tránh ánh nắng trực tiếp là tốt nhất.

Khoảng lượn cho chim 

Vị trí nhà và vùng bay lượn của chim cũng cần phải được tính toán kỹ càng, phù hợp với mặt thay thế (đường bay lượn cục bộ của chim yến có thể thay đổi theo thời gian). Đường bay của chim yến cần tạo kết cấu theo dãy, hướng đến lỗ ra vào của chim yến để tạo điều kiện thuận lợi cho chim yến bay ra bay vào.
– Đường bay quan trọng nhất trong nhà nuôi chim yến là đường lượn vòng và lên xuống. Hai đường bay này ước tính khoảng cách 2m, vì vậy phòng phải có kích thước trên 2m. Đường lượn từ sân vào lỗ ra vào sau đó sẽ hướng chim bay cùng hướng. Ví dụ: đường lượn hướng từ bên trái khi vào phòng rồi sẽ hướng chim bay bên trái. Trường hợp đổi hướng qua bên phải khi vào phòng chim sẽ bay bên phải, trường hợp này cần phải có kích thước 4 x 4m.
– Nhà yến có phòng suốt, diện tích 4 x 4m hoặc 4 x 5m chim yến sẽ dễ dàng bay đến khắp nơi trong nhà yến. Nhà nên có vách ngăn phòng giả hoặc phòng cố định.
– Với nhà yến thông tầng, lỗ thông tầng phải có kích thước 2 x 2m (nhà 300m vuông) hoặc lớn hơn nếu nhà yến có diện tích lớn đặt gần tường để chim yến đảo hướng. Khi đảo hướng, chim yến sẽ thuận lợi bay lên hoặc bay xuống. Khi có vách cản, chim yến không bay theo đường thẳng mà phát huy khả năng định vị tiếng động một cách hiệu quả hơn.
– Đặc biệt chú ý đến vị trị lỗ bay ra bay vào của nhà yến. Đối với kiểu nhà suốt (không có vách ngăn) lỗ ra vào được thiết kế gồm cả việc ra vào của chim giữa vùng bay lượn và phòng bên trong nhà. Các lỗ liên phòng và sàn phải được tính toán kỹ, chính xác cả về vị trí lẫn kích thước. Lộ trình bay của chim yến chính xác là cơ sở để thiết kế ra lỗ ra vào, nếu không phù hợp thì sẽ không thu hút được chim về tham quan, hoặc khiến đàn tăng chậm. Đối với chim yến non hay một số chim yến bay không giỏi sẽ không tìm được đường.
– Lỗ ra vào và các biến thể: gồm có 3 loại
+ Lỗ ra vào: Lỗ ra vào của chim trên thực tế có dạng vuông, nhưng tốt nhất là dạng hình chữ nhật nằm ngang vì nó phù hợp với độ sải cánh của chim yến khi bay vào. Độ sải cánh của chim yến từ 15 – 25cm. Độ dày của thân chim khoảng 3cm. Chim chỉ ra vào cách mép lỗ trên, dưới xà mặt ngang khoảng 10cm. Đối với chim mới trưởng thành thì khoảng cách này xa hơn do chưa quen. Như vậy, với chiều cao lỗ ra vào là 20cm thì chim ra vào 1 con/lần, tương tự vậy, 30cm là 3 con/lần, 40cm là 5 con/lần. Với chiều ngang 20 – 30cm thì 1 con/lần, 45 – 50cm thì 3 con/lần, 55 – 60cm thì 4 con/lần.

Nhà yến nên chú ý khi xây dựng phần thô (P2) 1
+ Lỗ thu hút: Đây là loại lỗ đặc thù không phải để thu hút chim yến vào nhà nuôi chim yến nhiều hơn, mà là tạo điều kiện thuận lợi để chim yến bay ra bay vào. Đường bay này là đường bay thẳng, vì vậy lỗ phải ở vị trí thích hợp, nếu bị lệch sẽ là sự cản trở việc bay đi bay lại của chim yến.
+ Lỗ thông phòng: Nhằm giúp chim yến bay lên bay xuống qua các tầng. Vị trí của tổ đối với trần nhà và góc tường, khuynh hướng chim yến bay xung quanh các tường nhà và cách trần nhà là 50cm hoặc lớn hơn khi đổi vị trí bay lên hoặc bay xuống hoặc qua lỗ thông tầng. Lỗ thông phòng thì vị trí tốt nhất là cách trần 40cm. Cần khắc phục mâu thuẫn: rộng thì mát – lỗ bay lớn thì thuận lợi nhưng khó khắc phục tính sáng. Lỗ từng phòng cách trần 40 – 50cm, ngang 80 cm, cao từ 2.1 đế 2.6cm.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét