Làm giảm ánh sáng cho nhà yến
Khi đặt
những tấm lam làm tổ, lỗ thông phòng, các chủ nhà yến và người làm kỹ thuật đã
tính toán điều chỉnh tình trạng ánh sáng đạt yêu cầu phù hợp với nhu cầu sinh
lý sinh thái của chim yến.. Những tấm lam làm tổ ngang là những tấm ngăn trực
diện ánh sáng chiếu vào, phía sau tấm lam là những mãng tối thích hợp cho chim
yến trú ở và làm tổ nằm trong mãng sáng của phòng chim yến làm tổ.
Lỗ ra
vào, lỗ thông tầng, lỗ lấy không khí vào và thoát khí ra sẽ là những nơi làm
ánh sáng tuồn vào các phòng chim yến làm tổ trong nhà yến, tùy theo kiểu cấu
trúc nhà yến mà có cách điều chỉnh giảm bớt ánh sáng tuồn vào nhà yến.
Với
kiểu cấu trúc nhà yến vùng “khí hậu nhiệt đới xích đạo hải đảo” thông thường ở
Indonesia, Malaysia mà Thái Lan và Việt Nam đang dùng từ trước đến này thì các
chủ nhà yến đã có các cách bố trí như sau:
– Lổ
thông tầng, bố trí thẳng một vị trí từ tầng trên chuồng cu xuống các tầng trong
nhà yến, để ngăn ánh sáng nhà yến chiếu vào nhà yến qua lổ ra vào, trước các
phòng chim làm tổ thường xây một bức tường ngăn ánh sáng hoặc che một tấm bạt
nhựa hay prima và bố trí lỗ thông phòng cho chim bay vào, lỗ này chỉ cần cách
trần nhà 40-50 cm, kích thước có thể thay đổi nhưng phải đảm bảo ánh sáng trong
phòng đạt yêu cầu.
– Lỗ
thông tầng bố trí lệch theo hình chử “ Chi ” (“ Z”) từ lỗ trên chuồng cu xuống
các tầng trong nhà yến thì không cần xây hay che chắn các bức tường trước các
lỗ thông tầng này.
– Lỗ
lấy không khí vào và thoát khí ra cũng là nơi đưa ánh sáng nhà yến vào. Ở các
lỗ lấy không khí vào giữa tường ngoài và tường trong nên bố trí nằm lệch nhau
cách nhau 20-30 cm và cao hoặc thấp 15-20 cm hoặc làm những hộp “ Gen” lấy
không khí để chặn nguồn ánh sáng chiếu lọt vào. Lưu ý các lỗ này cao hơn sàn
nhà của mỗi tầng nhà yến là 30-40 cm, đặt cao quá sẽ làm sự dịch chuyển không
khí trong nhà yến không đạt yêu cầu, không khí ở một số vùng bị nhốt lại và bị
ô nhiễm có hàm lượng các khí độc cao.
– Lỗ
thoát khí, ngoài việc quan trọng là lỗ phải xuyên thẳng từ tường trong ra tường
ngoài, vị trí lỗ phải đúng vùng vị trí cần thoát khí là cách trần nhà 35-45 cm,
mỗi lỗ cách nhau 70-90 cm (không cần nhiều) và dùng các co khuỷu V, ống PVC dài
30-40 cm hạn chế nguồn sáng chiếu vào. Có nhiều nhà yến làm hai hàng lỗ thoát
khí nằm giữa chiều cao nhà yến, hàng này cách hàng kia 50-80 cm, cách làm này
sẽ nhốt không khí ở một số vùng phía trên hang lỗ thoát khí lại. Không khí bị
nhốt ở đây có hàm lượng các khí độc cao và đặc biệt ẫm độ cao, bình thường ở
những vùng này rất ít chim trú ở và làm tổ, nếu có thì tổ bị sẩm màu không
trắng ngà sạch được. Những nhà yến này dể bị rủi ro nấm mốc xâm hại cao trong
cả mùa mưa và mùa nắng, nên lưu ý dễ thường gặp hiện tượng “ nhiệt độ cao, ẫm
độ cao”. Các lỗ lấy và thoát khí nên cần bịt lưới ngăn không cho côn trùng xâm
nhập vào nhà yến. Chim sẽ thường lôi rơm vào các lỗ thoát khí để làm tổ sinh
sản, ở những cộng rơm này thường có nhiều trứng và côn trùng sống bám vào, sau
khi nở chúng chui vào nhà yến.
Với
kiểu cấu trúc nhà yến mới đang được các chủ đầu tư ở Thái Lan nghiên cứu áp
dụng cho vùng “khí hậu nhiệt đới ven biển rìa lục địa” như ở Việt Nam và nhất
là các tỉnh miền Trung có vùng khí hậu nắng nóng trên 40 độ C hoặc khí hậu khắc
nghiệt hơn ở phía Bắc đèo Hải Vân, năm 2011 họ thực hiện dự án xây dựng làng
chim yến hơn 100 nhà vùng Palem, Chonburi cách BangKok khoảng 50-60 km.
Tại
Việt Nam, năm 2012-2013, có hơn 20 nhà yến xây dựng theo mô hình cấu trúc này ở
Tam Thôn Hiệp, Tiền Giang, Sông Đốc, Cà Mau, Cái Dầu, Bình Định, Bình Phước..
do các nhà tư vấn kỹ thuật Malaysia và Việt Nam thực hiện. Cách hạn chế ánh
sáng chiếu vào nhà yến cũng theo cách bố trí lệch như kiểu cấu trúc nhà yến
vùng “khí hậu nhiệt đới xích đạo hải đảo” nhưng có tính kỹ thuật-khoa học hơn.
Các nhà yến kiểu trúc này có kích thước lớn 10m x 20-25 m, xây 2 tường, cách
nhau 60-70 cm, bố trí cầu thang trong khoảng hở này, dùng những lam gió có khe
hở nhỏ và gạch thẻ 2 lổ có đường kính nhỏ 5-6 mm để nhận không khí từ ngoài vào
nhà yến và từ trong nhà yến ra ngoài. Các khe hở của lam gió và lỗ của gạch thẻ
nhỏ chỉ lấy gió mà côn trùng không xâm nhập được, ánh sáng tuồn tràn vào qua
tường ngoài đã giảm 30-40% và sau khi qua khoảng không khí cách nhiệt giữa 2
bức tường 60-70 cm ánh sang sẽ giảm đi nhiều trước khi chiếu xuyên qua các lổ
nhỏ của những viên gạch thẻ ghép lại.
– Làm
tối tối đa ánh sáng nhà yến gần đến tình trạng “0 lux” bằng cách xây bức tường
ngăn ánh sáng trước phòng chim làm tổ dẫn đến tình trạng ban ngày ánh sáng
không đến được trong phòng chim yến làm cho chim làm tổ trái với quy luật sinh
thái, sinh học tự nhiên của các loài động vật, khiến chim yến phải bỏ đi các
phòng này tìm đến những chổ sáng hơn trong nhà yến để sống. Khắc phục tình
trạng này phải cấp ánh sáng vào phòng chim làm tổ bằng cách gắn tấm kiếng lấy ánh
sáng trước lỗ thông phòng và thông tầng, chim yến mới chịu đến ở các phòng này.
– Một
cách làm tối tối đa phòng chim làm tổ với lập luận càng tối nhiều chừng nào thì
yến sào Khánh Hòa sẽ trắng tốt hơn, điều này sai, độ trắng của yến sào Khánh
Hòa tùy thuộc nhiều vào độ ẩm và vệ sinh trong nhà yến.
– Nhiều
nhà yến xây tường chặn ánh sáng nhà yến sát ngay lỗ ra vào, chỉ cách lỗ ra vào
1 – 1,2 m, buộc chim yến vừa bay qua lỗ ra-vào, phải dừng lại quay đầu trở ra,
không vào sâu trong nhà yến để thăm dò được thì làm sao chim yến có thể quyết
định trú ở lại nhà yến hay không? Trong trường hợp này, nếu xây tường ngăn từ
lỗ ra vào đến phòng chim làm tổ với khoảng cách 1,2 – 1,5 m mà bố trí lỗ thông
phòng lệch chéo với lỗ ra vào dưới 20 thì còn có thể cứu được, chim yến bay
vào, đường bay ít bị cản trở, chim yến vẫn có thể chấp nhận trú ở lại nếu các
điều kiện môi trường, âm thanh, mùi … đạt yêu cầu của chim nhưng số lượng rất
ít so với những nhà yến khác trong khu vực.
Chim
yến đang trú ở và làm tổ bình thường trong nhà yến, nếu vì lý do gì mà độ tối
trong nhà yến tới “0 lux” là chỉ trong thời gian ngắn chim yến sẽ di chuyển rời
bỏ những vùng tối này tìm đến sống ở các vùng có ánh sáng nhiều hơn để trú ở,
chúng có thể bỏ tổ và bỏ con, ngược lại chim vẩn ở và tiếp tục làm tổ chăm sóc
chim non nếu ánh sáng nhà yến đột ngột tăng lên trên 2 lux. Anh sáng nhà yến
0,2 lux đến 2 lux sẽ có tác động tốt đến hoạt động sinh lý và sinh thái của
chim yến và nếu môi trường, mùi sinh cảnh, âm thanh đạt sẽ là những yếu tố tổng
hợp để nhà yến thành công nếu nhà yến này nằm trong vùng hoạt động của chim
yến.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét