Tổng quát về loài chim yến
Chim
yến là một trong số những loài chim ở trên không nhiều nhất, thậm chí đớp mồi,
ngủ và giao phối ngay cả khi đang bay. Họ Yến
được chia thành rất nhiều loài khác nhau. Loại mà chúng ta hay lấy tổ là chim
Yến hàng, ở Việt Nam có 2 phân loại: chim làm tổ ở các hang đảo và chim làm tổ
trong nhà. Theo quá trình phát triển, tỷ lệ chim sống trong nhà ngày càng tăng
cao nhằm đáp ứng nhu cầu cung cấp nguồn yến sào Khánh Hòa cho sức khỏe con
người.
Hình dáng bên ngoài và tập tính
Chim có
thân dài 12 – 14 cm nhưng khá nhỏ, chỉ nặng khoảng 13 – 17 gr, nhỏ hơn các loài
Yến khác. Chim có lông màu đen bóng đến nâu đen hay đen ánh thép và đôi khi có
lông màu nâu sáng.
Ở Việt
Nam, chim có lông ngực xám, lông lưng có mảng sáng hơn, lưng không có khoảng
trắng, đuôi bầu, sải cánh dài 12 – 15 cm, khi bay cánh đập toàn bộ. Cánh nhọn
dài, đuôi ngắn gần như không chẻ. Xương cánh tay ngắn, chân ngắn có 4 ngón (3
trước, 1 sau) nên không đi được trên mặt đất chỉ bay lượn cả ngày trong không
trung. Khi bay, chim đập nhẹ cánh liên tục và không bao giờ đậu trên cành cây
và dây điện. Chim thích chơi đùa với nước và thường sống bầy đàn. Trong nhà Yến
có thể có nhiều đàn sống chung với nhau. Chim yến sinh sản 2 – 3 lứa/năm.
Chim
yến tự điều hòa thân nhiệt thích nghi với môi trường. Sáng sớm trước khi rời
khỏi nhà ở, chim khởi động cho thân nhiệt tăng rồi mới bay kiếm mồi. Chiều về
trước khi bay về nhà, chim lượn nhiều vòng ở sân để tự giảm thân nhiệt.
Tại
Việt Nam, chim phân bổ nhiều ở các tỉnh ven biển và một số khu vực đất liền từ
miền Trung trở vào phía Nam do những vùng này có khí hậu khá thích hợp, không
có mùa lạnh và có nguồn thức ăn phong phú. Ngược lên Tây Nguyên, chim yến di cư
và định cư khá nhiều.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét