Thứ Năm, 12 tháng 7, 2018

Bạn có biết chim yến sợ nhất là loài cú mèo

Tại Việt Nam, chim yến đảo chủ yếu sống ở một số vùng biển như Quảng Bình, Hội An – Quảng Nam, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Định, Ninh Thuận, Côn Đảo – Bà Rịa Vũng Tàu. Trong đó, Khánh Hòa địa phương sở hữu một số lượng lớn hang đảo yến và có tổng sản lượng yến sào Khánh Hòa được khai thác lớn nhất Châu Á. 

Bạn có biết chim yến sợ nhất là loài cú mèo

Chim cú mèo có đặc điểm gì?

– Thân cỡ trung bình.
– Đầu to bè, mắt vàng, mỏ quặp màu vàng xám.
– Chân có móng sắc, màu vàng hung xỉn.
– Bộ lông màu hung nâu ở lưng, cánh và đuôi, chót lông lưng và lông cánh có vệt trắng và vằn lấm tấm màu thẫm.
– Lông bụng màu hung vàng, hai bên sườn màu thẫm hơn.

Làm sao để chim yến không bị cú mèo tấn công?

1/ Bẫy cú mèo
Sau khi quan sát, ta cố gắng định hình được nơi nào là nơi mà chúng thường xuyên đậu bám. Kinh nghiệm là nơi nào mà tập trung nhiều phân, xương chất thải của chúng, để bẫy đạt hiệu quả cao, chúng ta nên quan sát thật kỹ địa hình và hình dung nhiều tình huống sẽ xảy ra khi bẫy xập. Khi đó hành vi của chúng, phản xạ của chúng ra sao, có quan sát kỹ chúng ta mới có cách bố trí mê hồn trận để chúng xập bẫy được.
Dụng cụ dùng bẫy cú cũng đơn giản, đó là bẫy xập dùng bẫy chuột, keo dính chuột, và lưới bắt cá loại mắt nhỏ, hoặc chỉ sử dụng 2 loại đầu, số lượng bẫy chuột càng nhiều thì khả năng bắt được cú càng cao, keo dính chuột là thành phần không thể thiếu giúp ta bẫy cú hiệu quả hơn.
Bẫy cú đặt xung quanh cửa chim vào. Cách sử dụng như sau, ta cài đặt bẫy tập trung vào những nơi chim cú thường đậu bám để rình bắt mồi, một số khác ta đặt rải rác những nơi mà chim cú có thể đậu xuống. dùng keo dính chuột quấn quanh một cây dài và tròn đường kính từ phi 27 đến 34 mm, bắt ngang theo khu vực phát hiện nhiều phân chim cú. Dùng lưới chặn những lối mà chim cú có thể thoát thân khi hoảng loạn. Sau khi hoàn tất những việc đó, ta chỉ cần chờ đợi đến hôm sau mà thôi.
Và những nơi chim cú thường đậu, theo quan sát, khi chim cú rình bắt mồi, nó thường chọn vị trí cao và rộng, vị trí ưa thích của nó là cửa của nhà chim, chúng đứng đó và di chuyển qua lại, mắt nhìn sâu, tai nghe nghóng, nếu đạp vào cửa sập của bẫy chuột, nếu may mắn chúng sẽ thoát, nhưng giật mình bay lên, với bản tính của loài săn mồi, chúng không sợ hãi bay đi xa mà sẽ đậu xuống một nơi khác để quan sát, khi đó keo dính chuột sẽ phát huy tác dụng, chim cú cố giẫy dụa để thoát khỏi keo dính, nếu may mắn thoát được sẽ hoảng loạn và tìm đường thoát thân khác, và lưới giăng bắt cá của ta sẽ làm nốt công việc còn lại.
2/ Sử dụng đèn chống cú
Đèn chống cú dùng cho miệng hang nhà nuôi yến. Vì thế chúng ta phải dùng đèn chống cú lắp đặt tại miệng lỗ nhà nuôi Yến để xua đuổi chim cú.
3/ Làm bàn chông bằng đinh
Chỉ lắp ở lỗ ra vào của chim yến. Trường hợp này tránh được cú đậu ở lỗ ra vào để săn chim yến.
4/ Cách xua đuổi theo kiểu dân gian
Dùng mũi tên lửa, sau đó dùng cung bắn vào cú. Theo kinh nghiệm dân gian, cú rất sợ lửa.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét